Công Phượng và con đường sự nghiệp lận đận ở Nhật Bản

Công Phượng cần phải nỗ lực gấp nhiều lần so với hiện tại mới có thể chen chân vào đội hình thi đấu chính thức của câu lạc bộ Yokohama FC. Trái với kỳ vọng của người hâm mộ, tiền đạo sinh năm 1995 hai lần không có mặt tại giải J1 League của Nhật Bản. 

Công Phượng cạnh tranh suất thi đấu chính thức

Bóng đá Nhật Bản luôn ở tầm cao hơn Việt Nam

Trong đội bóng vừa trở lại giải hàng đầu quốc nội, sự cạnh tranh với tiền đạo Công Phượng không phải nhỏ mà nó rất khốc liệt. Do đó, cầu thủ quê Nghệ Anh phải làm quen nhiều hơn với những trận đấu ở đội dự bị để duy trì phong độ và cảm giác thi đấu. Điều này cũng không có gì mới lạ tại J1 League. Ngay cả những ngôi sao lớn vẫn phải ngồi dự bị. 

Chanathip Songkrasin – ngôi sao số một của bóng đá Thái Lan, cũng phải đá ở đội dự bị cho cầu thủ Kawasaki Frontale ở hai vòng đấu vừa qua. Dẫu vậy, trường hợp của tiền đạo có chút khác biệt hơn. Anh chưa thể chứng minh khả năng của mình tại giải đấu Nhật Bản như Messi Thái đã làm suốt 5 năm qua. 

Công Phượng lại rơi vào đội bóng vừa thăng hạng, cùng với đó là đội hình nhiều cầu thủ chất lượng. Mùa giải 2022, câu lạc bộ Yokohama FC chỉ cần 23 cầu thủ tại giải J2 League để trở thành đội bóng mạnh thứ hai và lên hạng. Tuy nhiên, huấn luyện viên Shuhei Yomoda đang sở hữu 39 cầu thủ cho mùa giải trở lại của J1 League.

Công Phương không chứng minh năng lực tại Nhật Bản
Công Phương không chứng minh năng lực tại Nhật Bản

Công Phượng gặp bất lợi tại Yokohama FC

Mỗi trận đấu, câu lạc bộ chỉ được đăng ký 18 cầu thủ thi, đồng nghĩa với việc có 11 cầu thủ đá chính, 7 cầu thủ còn lại sẽ ngồi trên băng ghế dự bị bao gồm một thủ môn. Theo danh sách của câu lạc bộ Yokohama FC, đội bóng đang có đến 9 tiền đạo, có 3 ngoại binh trong số này, bao gồm cả Công Phượng. Cầu thủ quê Nghệ An cũng nhỏ tuổi nhất trên hàng công. 

Tuy nhiên, tuổi tác cũng chưa thể nói lên những bất lợi đối với cầu thủ. Với 9 tiền đạo, huấn luyện viên Yomoda dùng sơ đồ 4-5-1. Ông thầy người Nhật Bản luôn ưu tiên một mũi nhọn trên hàng công trong đội hình xuất phát hai trận đấu gần đây. Cơ hội dành cho cựu cầu thủ HAGL dường như không có, hơn nữa anh cũng được thử nghiệm tiền vệ ở trước mùa giải. 

Nhân sự ở khu giữa sân của câu lạc bộ Yokohama FC cũng không phải con số ít. 7 tiền vệ cũng đang xếp hàng dài để chờ đợi cơ hội. 5 tiền vệ được ra sân trong hai trận đấu đầu tiên là những trụ cột chính trong đội hình, trong số này huấn luyện viên người Nhật Bản chỉ sử dụng một ngoại binh là Yuri Lara. Số còn lại đều là cầu thủ người Nhật. 

Công Phượng luyện tập ở đội dự bị
Công Phượng luyện tập ở đội dự bị

Công Phượng lường trước mọi khó khăn tại Nhật

HLV Yomoda không thực hiện thay đổi nhân sự

Trong trận hòa với tỷ số 2-2 trước câu lạc bộ Shonan Bellmare ở vòng hai, tiền đạo số 18 Koki Ogawa đã lập cú đúp. Anh gần như là vị trí quan trọng không thể thay thế trên hàng công. Huấn luyện viên Yomoda có tung thêm Mauricio Caprini vào để hỗ trợ trong hiệp đấu thứ hai. Thời điểm cần bàn thắng gỡ hòa hoặc nhân đôi cách biệt, họ sẽ chơi theo sơ đồ 4–4-2. 

Với cách dùng người hiện tại, huấn luyện viên Yomoda có vẻ sẽ không thay đổi nhiều nhân sự và ông cần thêm nhiều trận đấu để đội hình chính hoạt động một cách trơn tru hơn. Trước đó, ông từng đánh giá tiền đạo Công Phượng còn nhiều thiếu sót, cần bổ sung thêm. 

HLV trưởng từng nói: “Tôi tiếp tục trao cơ hội cho các cầu thủ ở trận đấu sắp tới và tôi muốn xem điều gì sẽ xảy ra. Cầu thủ phải chơi một cách đam mê, thật khó để chọn ra những cái tên xuất sắc nhất, vì số lượng cầu thủ đã tăng nhiều so với mùa giải trước đó. Đội hình dự bị hay chính thức của tôi đều chất lượng”. 

Công Phượng không có tên  trong đội hình sân tại Nhật Bản 
Công Phượng không có tên  trong đội hình sân tại Nhật Bản

Công Phượng cần thời gian chứng minh khả năng 

Các trận đấu ở đội dự bị là cơ hội tốt nhất cho Công Phượng chứng minh năng lực và khả năng thích ứng của bản thân với chiến thuật đưa. Anh mới chơi hai hiệp cho đội dự bị và chưa ghi được bàn thắng hay pha kiến tạo nào. Dù vậy, anh vẫn rất tự tin trong lần thứ hai quay lại Nhật Bản. 

Những khó khăn như hiện tại cũng đã được anh lường trước, tiền đạo sinh năm 1995 nói: “Bóng đá Nhật Bản nằm ở một tầm cao mới, thời tiết ở đây cũng rất lạnh, thường xuyên có tuyết nên tôi phải thích nghi. Việc học tập và rèn luyện đều rất khó khăn, nhưng tôi sẽ cố gắng nhiều hơn. Tôi cũng cải thiện nhiều về mặt ngoại ngữ phục vụ giao tiếp”. 

Công Phượng không được đánh giá cao tại Nhật
Công Phượng không được đánh giá cao tại Nhật

Chứng minh được năng lực với bóng đá Nhật Bản chưa bao giờ dễ dàng. Không được thi đấu là điều thiệt thòi nhất đối với các cầu thủ. Khát khao chứng minh bản thân của Công Phượng rất lớn, nên hành trình của anh sẽ rất gian truân. 

Bài viết liên quan

Trả lời

Back to top button