Những sự thật thú vị của hành trình lịch sử AFF Cup

Không vượt qua đội chủ nhà Thái Lan trong trận chung kết lượt về của AFF Cup 2022, thế nhưng hành trình của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2022 rất đáng tự hào. Cùng với đó là lịch sử của AFF Cup trong suốt những năm vừa qua, tham khảo bài viết để có những cái nhìn rõ nhất. 

Lịch sử của  AFF Cup trong suốt nhiều năm 

Trong suốt lịch sử của AFF Cup có rất nhiều cảm xúc khác nhau, có niềm vui có cả nỗi buồn tất cả đều được ghi lại. 

Mang đến nỗi buồn cho nhiều đội tuyển 

Đầu tiên tiếp tục nỗi buồn của Indonesia, họ chưa từng vô địch AFF Cup dù từng là đội đầu tiên vượt qua vòng bảng của 5 kỳ liên tiếp (từ 1996 đến 2004). Indonesia chơi 6 trận chung kết và thua tất cả vào năm 2000, 2002, 2004, 2010, 2016 và 2020. 

Họ từng đứng thứ hai trong ba kỳ (2000, 2002 và 2004). Chưa có nước nào 3 lần liên tiếp vô địch Đông Nam Á . Singapore (2004 và 2007) và Thái Lan (2000 và 2002, 2014 và 2016, 2020 và 2022) 2 lần vô địch liên tiếp. 

Từng có 4 HLV bảo vệ thành công được chức vô địch AFF Cup, gồm Mano Polking (2020, 2022), Peter Withe (2000, 2002) và Kiatisuk Senamuang (2014, 2016) và Radojko Abramovic (2004, 2007).

2022 là kỳ tổ chức thứ ba liên tiếp của Việt Nam không để thủng lưới bàn thắng nào ở vòng bảng, kỷ lục của giải đấu. Indonesia (2004) và Thái Lan (2008) từng làm điều này một lần. Và cái kết chung trừ Việt Nam tại 2018 thì tất cả đều không vô địch.

Mang đến nỗi buồn cho nhiều đội tuyển 
Mang đến nỗi buồn cho nhiều đội tuyển

Nhiều diễn biến diễn ra trong lịch sử AFF Cup

Trận chung kết của AFF Cup 2002 là trận chung kết duy nhất được giải quyết thắng thua ở trên chấm luân lưu. Malaysia (2010), Singapore (2012) và Thái Lan (2014) là quốc gia thua trận chung kết của lượt về sau khi thắng trận lượt đi nhưng giành ngai vàng chung cuộc.

Kiatisuk Senamuang là người duy nhất vô địch mùa giải AFF Cup với tư cách là cầu thủ (1996, 2000 và 2002) và HLV (2014 và 2016). Ông cũng là nhân vật sở hữu nhiều lần vô địch tại ĐNÁ nhất (5 lần).

Kỳ tổ chức năm 2007 là lần duy nhất không có tài trợ chính. Nó chỉ được gọi là Giải vô địch bóng đá AFF Cup. Cựu huấn luyện viên Singapore, Radojko Avramovic, là nhà cầm quân thành công trong lịch sử giải đấu với ba lần vô địch (2004, 2007 và 2012).

Noh Alam Shah của Singapore (2007) và Chanathip Songkrasin Thái Lan (2020) là hai cầu thủ hiếm hoi giành giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất và Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong một kỳ tổ chức. 

Năm 2020, Chanathip ghi tới 4 bàn và anh chia sẻ danh hiệu này với Safawi Rasid của Malaysia, Bienvenido Maranon của Philippines và đồng hương Teerasil Dangda.

Nhiều diễn biến diễn ra trong lịch sử AFF Cup
Nhiều diễn biến diễn ra trong lịch sử AFF Cup

Rất nhiều cầu thủ xuất sắc sau kỳ AFF Cup

Từ sau những mùa giải AFF Cup diễn ra đã rất nhiều cầu thủ bộc lộ được hết khả năng của mình, vươn lên trong sự nghiệp. 

Giải cầu thủ xuất sắc được trao cho đúng người 

Noh Alam giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng trong một kỳ AFF Cup với 10 bàn thắng vào năm 2007. Teerasil Dangda là cầu thủ có nhiều lần giành được giải Vua phá lưới AFF Cup. Anh là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng của giải đấu với 25 lần phá lưới đối phương.

Không ai có nhiều lần đoạt được giải Cầu thủ hay nhất giải đấu bằng Chanathip Songkrasin của Thái Lan. Anh được vinh danh vào năm 2014, 2016 và 2020. Noh Alam Shah (2004 và 2007) và Adisak Kraisorn (2018) là cầu thủ đã ghi tới 2 hat-trick trong trận đấu tại AFF Cup

Trong khi đó, hat-trick đầu tiên của AFF Cup là của Sanbagamaran, người giúp Malaysia giành được chiến thắng 7-0 trước ĐT Philippines tại vòng bảng của AFF Cup 1996.

Hat-trick nhanh nhất được ghi lại bởi Sarayuth Chaikamdee của Thái Lan vào năm 2004. Nó được thực hiện trong 4 phút, anh ghi bàn ở phút 63, 65 và 67 giúp Những chú voi chiến giành được chiến thắng 8-0 trước Timor Leste.

Giải cầu thủ xuất sắc được trao cho đúng người 
Giải cầu thủ xuất sắc được trao cho đúng người

Việt Nam đã có một hành trình đầy khó khăn tại AFF Cup

Chứng kiến sức mạnh và phong độ hủy diệt của “Chiến binh sao vàng”, cả Thái Lan lẫn Indonesia đều cố tránh đối đầu sớm với tuyển Việt Nam, đối thủ họ nhận định không khó để đứng đầu bảng B dù có sự hiện diện các đối thủ cạnh tranh hết sức khó chịu là Malaysia và Singapore.

Không ngoài dự đoán, diễn biến trận cuối bảng A cho thấy hết sự bi hài của màn trốn chạy mà sau cùng, Indonesia đã trở thành nạn nhân của chính toan tính chiến thuật theo kiểu “núp gió” này.

Tính đến sau trận chung kết lượt đi của AFF Cup 2022, tuyển Việt Nam nối dài mạch trận bất bại lên đến con số 13, tính từ tháng 3-2022, trong đó có đến 9 trận thắng. Riêng tại AFF Cup 2022, tuyển Việt Nam là đội duy nhất bất bại và hướng đến kỳ tích giành được ngôi vô địch lần thứ ba trong lịch sử mà không phải nhận về bất cứ trận thua nào.

Việt Nam đã có một hành trình đầy khó khăn tại AFF Cup
Việt Nam đã có một hành trình đầy khó khăn tại AFF Cup

Như vậy qua bài viết chúng ta có thể thấy được hành trình của AFF Cup đã trải qua rất nhiều năm. Và đã đem lại rất nhiều dấu ấn đặc sắc với người hâm mộ bóng đá. 

Bài viết liên quan

Trả lời

Back to top button